Mới đây, các nhà khoa học đã phát minh ra một thiết bị lọc nước mới, được kích hoạt bởi Mặt trời. Thiết bị này được cho là hoạt động tốt hơn các hệ thống lọc sử dụng năng lượng Mặt trời khác.

Với mong muốn đưa ra một giải pháp thay thế hoạt động nhanh hơn, các nhà khoa học tại Đại học Princeton (Mỹ) đã phát triển một thiết bị giống như bọt biển. Thiết bị này hút nước từ hồ hoặc ao, sau đó cho ra nước tinh khiết khi được đặt dưới ánh sáng Mặt trời.
Ở trung tâm của bộ lọc là một gel polyme có cấu trúc vi mô dạng lưới. Chất gel đó được bao quanh bởi một lớp vật liệu tối màu gọi là polydopamine. Chúng lần lượt được bao phủ bởi một lớp trong suốt của chất có nguồn gốc từ tảo được gọi là alginate.
Khi để thiết bị nổi trong nước mát, lưới của gel vẫn lỏng và mở. Nước chảy vào qua các lỗ ở hai lớp bên ngoài, bị hút vào các phân tử ưa nước bên trong gel. Tuy nhiên, các lỗ xốp của alginate đủ nhỏ để không cho các chất ô nhiễm hoặc mầm bệnh lọt qua.
Khi bộ lọc sau đó được lấy ra khỏi nước và đặt dưới ánh sáng Mặt trời, polydopamine tối sẽ tăng năng lượng Mặt trời, khiến nó nóng lên. Như vậy, các phân tử kỵ nước (đẩy nước) trong gel được hút về phía nhau.Điều này làm cho gel co lại.
Trong thử nghiệm, các nhà khoa học đặt bộ lọc trong nước mát 25oC ở hồ Carnegie khoảng một tiếng. Sau đó, họ lấy nó ra và đặt dưới nắng thêm một tiếng nữa. Trong thời gian này, bộ lọc được nung nóng lên 33oC và tiết ra lượng nước mà nó hút trước đó. Lượng nước này đã được chứng minh là không có độc tố và mầm bệnh, kể cả những vi khuẩn có hại dưới hồ.