Xử lý nước thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải…đối với môi trường và cuộc sống hiện nay. Đây đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.
Nguồn phát sinh nước thải y tế
Nguồn nước thải bệnh viện chủ yếu xuất phát từ khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải từ quá trình phẫu thuật, xét nghiệm, điều trị, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… chứa thành phần COD, BOD cao.
– Ngoài các nguồn thải này, trong nước thải bệnh viện còn chứa một phần nước thải từ quá trình chụp X quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm, nguồn này chứa nhiều chất độc hại, thuốc kháng sinh và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
– Nếu không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái của môi trường nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
– Ngoài ra các chất ô nhiễm trong nước thải không được xử lý không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà còn ngấm xuống đất, tích lũy tồn đọng trong nguồn nước ngầm. Nước thải bệnh viện chứa vi khuẩn còn có thể gây bệnh cho các loại sinh vật, động vật qua nguồn nước.
Các thành phần chính của nước thải y tế như:
– Các chất hữu cơ
– Các chất rắn lơ lửng
– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
– Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh
– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
– Ngoài ra, nước thải y tế còn chứa một số các thành phần ô nhiễm khác thể hiện ở bảng sau:
Quy trình xử lý nước thải
Nước thải y tế theo mương dẫn và được tách rác trước khi đưa về về hố thu gom. Tiếp đó, một bơm chìm bơm nước thải sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý.
Tiếp theo, nước thải được chuyển sang cụm AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn kỵ khí Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… sau đó chuyển sang ngăn thiếu khí Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD, cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.
Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng.
Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được xử lý theo đúng quy định.